Muỗi – Loài gây hại

Là loài động vật chân khớp kí sinh, thuộc lớp Côn trùng (Insecta), bộ Hai cánh (Deptera), phân bộ Muỗi.(Nematocera).

muoi

Muỗi có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 – 2,5mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 – 2,5 km/h.

Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay loăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng rồi biến thái thành muỗi trưởng thành và bay lên khỏi mặt nước.
Nhiệt đột hích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vòng đời của muỗi phụ thuộc vào loài và nhiệt độ môi trường, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.

Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, chỉ hút nhựa cây và hoa quả để sống. Muỗi cái ngoài hút nhựa cây và hoa quả còn hút thêm máu người hoặc động vật nhằm có nguồn protein để sinh sản ra trứng. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu.
Muỗi là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da,…

Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong do muỗi truyền.
Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỉ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi.

Bên cạnh biện pháp phun thuốc phòng trừ muỗi thì việc giữ gìn vệ sinh môi trường (phát quang bụi rậm, nạo vét cống rãnh, vệ sinh nước ứ đọng, diệt bọ gây,…) cũng là một việc làm quan trọng nhằm hạn chế môi trường sinh sản của muỗi, ngăn ngừa dịch bệnh.