I. Tác hại của mối:
I.1. Tác hại của mối đến gỗ và vật liệu kiến trúc:
Mối được xếp vào các loài côn trùng gây hại lớn nhất : phong phú về chủng loại, phạm vi ảnh hưởng rộng ( chúng có mặt ở hầu khắp các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới), gây hại nhiều đối tượng ( gỗ, vật liệu kiến trúc, các khí tài điện điện tử, cây trồng, đê điều…).
Mối phá hại gỗ có các giống thuộc loài Coptotermes Fosmosanus, Coptotermes Ceylonicus, Coptotermes Travians…chúng có mặt ở khắp nơi tại Việt Nam, có mặt ở hầu hết các công trình xây dựng. Cá thể mối có thể hoạt động xa trung tâm tổ hàng 100m; tại Hà Nội đã có tổ mối xuất hiện ở tầng 18-19 của chung cư.
Khó có thể thống kê hết mức độ gây hại của “mối nhà” đối với nước ta. Riêng nước Mỹ, có thông tin rằng loài mối này ( di cư từ Đài loan sang) đã gây thiệt hại hàng chục tỷ đôla cho miền Nam nước Mỹ mỗi năm.
Theo một số tài liệu, ở Việt Nam có khoảng gần 30 loài mối hại công trình xây dựng.
I.2. Tác hại của mối đến nền móng công trình:
Các tổ mối trưởng thành thuộc các giống Macrotermes và Odontotermes có diện tích hàng chục mét vuông. Nếu tổ của chúng nằm ngay dưới nền hoặc kho nhà bạn thì thật là gay go. Khoang rỗng lớn của tổ mối có thể gây sụt nền bất cứ lúc nào.
II. Phương pháp diệt trừ “mối nhà”- Coptotermes Fosmosanus
II.1. Diệt trực tiếp:
Đây là phương pháp “cổ truyền”, diệt bằng bất cứ biện pháp nào có trong tay, phun hoá chất có tính sát trùng, phun xăng dầu để diệt, đào đục đường đi và nơi đang ăn phá của mối rồi phun hoá chất để diệt…
Phương pháp này chỉ có tác dụng diệt trừ được một số cá thể mối lộ thiên, gần nhất, hoàn toàn không diệt được tổ mối và mối sinh sản.
II.2. Diệt mối bằng phương pháp xông hơi:
Xông hơi từng khu vực mối xông hoặc xông hơi toàn bộ khu nhà là phương pháp nhiều nơi đang sử dụng, nhất là ở châu Âu và Mỹ. Các ngôi nhà được trùm kín bạt, bên trong được đạt chát xông hơi, sau đó một thời gian thì dỡ ra. Mối và các côn trùng đang hoạt động ở trong ngôi nhà sẽ bị tiêu diệt.
Phương pháp này thời gian xử lý nhanh , nhưng không mang lại hiệu quả triệt để vì không diệt được trung tâm tổ mối. Ngay sau khi xông hơi xong, tổ mối vẫn có thể tìm đường tiếp cận để gây hại cho công trình.
II.3. Diệt mối bằng phương pháp đào và phun hoá chất vào trung tâm tổ mối:
Bằng các thiết bị điện tử, ta có thể phát hiện được tương đối chính xác vị trí trung tâm tổ mối. Sau khi phát hiện được tổ mối, người ta tiến hành khai quật và phun hoá chất diệt được tổ mối.
Phương pháp này thời gian xử lý nhanh , nhưng cũng như phương pháp xông hơi, hiệu quả không cao.
Lý do: rất đơn giản, tổ “ mối nhà” thường có nhiều tổ phụ. Khi trung tâm tổ bị tiêu diệt, vẫn còn nhiều mối thợ, mối lính đang hoạt động và cư trú tại đó, thậm trí có thể có mối cánh non là mối giống của tổ mối. Do đó, mối trong tổ còn lại vẫn tiếp tục hoạt động, thậm trí mối thợ có thể chăm sóc theo chế độ riêng “đôn” một đôi mối cánh non lên làm mối “vua” “chúa” mới, phục hồi lại tổ mối như cũ.
II.4. Diệt mối bằng phương pháp lây nhiễm hay phương pháp diệt gián tiếp :
Phương pháp lây nhiễm được áp dụng ở Việt Nam từ khoảng những năm 70 của thế kỷ 20. Phương pháp này này càng tỏ rõ sự ưu việt , dễ sử dụng, diệt được hoàn toàn tổ “mối nhà” không phải đào bới, lượng hoá chất sử dụng rất ít, là phương pháp tiên tiến nếu hoá chất sử dụng là các hoạt chất vô cơ không độc hại hoặc có nguồn gốc thiên nhiên .
– Quá trình xử lý mối cũng không gây ảnh hưởng gì đến công trình kiến trúc.
– Quý khách cần biết chi tiết, có thể xem phần hướng dẫn sử dụng thuốc PMC90