Mối là loài côn trùng, có bộ Cánh đều (Isoptera), sống ở các vùng nhiệt đới, hàng năm gây thiệt hại rất lớn cho nhiều loại cây trồng và cho các công trình kiến trúc, kho tàng, đê điều,…(Tại Ấn Độ, ước tính hàng năm trị giá số cây cốc bị mối làm hại tới 280 triệu rupi).
Cơ thể mối gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng với rang giới rõ rệt, dính nhau bằng các tấm màng đệm, vỏ cơ thể có cấu tạo cutin rắn chắc nhưng rất mềm dẻo ở phần giữa các đốt và các phần phụ chuyển động.
Mối thường sống thành những tập đoàn lớn. Một số xây tổ ở rất cao. Mối chúa và mối vua (nhỏ hơn mối cha) sống ở trung tâm của tổ.
Mối chúa trưởng thành có một cơ thể khổng lồ giống như khúc lòng lợn chiều dài 10cm v l một cỗ . Đôi khi, nó chịu đẻ tới hơn 30 trứng trong 1 phút. Nó không thể cử động được và được các mối thợ, dài khoảng 4mm chăm sóc và nuôi dưỡng.
Mối chúa bắt đầu cuộc đời của mình như một con cái giống, với những chiếc cánh. Cùng với nhiều con cái khác và những con đực có cánh, nó bay ra khỏi tổ, nơi nó đến sinh ra. Đó là sự chia đàn. Nó hạ cánh ở một nơi nào đó, hai cánh bị mất đi và kết đôi với một con đực. Như vậy, chúng được tạo ra được một tập đoàn mới. Sau lần cặp đôi và đẻ trứng đầu tiên, mối chúa chỉ đẻ 5 – 25 trứng, tùy theo loài. Sức sinh sản này tăng dần theo tuổi. Trong 1 tổ mối, có thể có nhiều mối chúa nên sức sinh sản của 1 đàn mối cực kỳ lớn. Một số loài có khả năng duy trì tuổi thọ của đàn tới gần 100 năm.
Mối thợ thường nhỏ hơn các thành viên khác trong đàn nhưng số lượng lại đông hơn. Chúng có nhiệm vụ xây dựng và sửa chữa tổ, chuẩn bj thức ăn và nuôi dưỡng các thành viên khác trong đàn. Chúng coi sóc trứng, ấu trùng và nhộng.
Mối lính lớn hơn nhiều và chúng có cái đầu rất to. Một số mối lính được trang bị bộ hàm giống như một cặp kính, một số lại là một bộ hình giống như mỏ. Mối lính có nhiệm vụ bảo vệ tổ mối. Kẻ thù chính của mối kiến
Tổ mối được mối thợ làm từ đất trộn với nước bọt và phân. Tổ mối được bao bọc bởi 1 lớp tường thành bên ngoài rất cứng. Giữa bức tường thành này và tổ mối được bố trí những đường dẫn cho phép không khí có thể lưu thông được. Phần trung tâm của tổ được chia thành vô số các phịng. Một phịng lớn được dành cho mối chúa liên tục đẻ trứng. Những phịng nhỏ dành để nuôi ấu trùng và nhộng mối. Ngoài ra còn có các kho để đồ dự trữ và các phịng chứa chất thải. Hình thể của tổ mối cũng rất đa dạng: hình quả (Macrotermes annandalei), hình trịn (Odontotermes hainanensis), hình vịm, hình phỏng theo dạng hịm, dạng nh,…
Ở Việt Nam có khoảng 100 lồi mối, thuộc các chi Coptotermes, Cryptotermes, Neotermes, Clyptotermes, Hodotermes, Reticulitermes, Shedorhinotermes, Macrotermes, Odontotermes,…Hàng năm, mối gây hại lớn cho các công trình kiến trúc, đê đập, kho tàng và cây trồng. Vì vậy, việc phịng trừ mối cần được quan tâm nhằm giảm thiểu những thiệt hại do mối gây ra.